Ngày Đăng : 07/01/2025 - Lượt xem: 73
Ringgit là đơn vị tiền tệ chính thức của Malaysia, được phát hành bởi ngân hàng Negara với nhiều mệnh giá. Các mệnh giá tiền Malaysia đều có những thiết kế đặc trưng riêng biệt, mang đậm nét văn hóa và tôn vinh giá trị lịch sử.
Ringgit hay đô la Malaysia là đơn vị tiền tệ chính thức của Malaysia, ringgit không chỉ đóng vai trò là phương tiện trao đổi mà còn là biểu trưng sức mạnh. Các mệnh giá tiền Malaysia đều được phát hành bởi ngân hàng trung ương Negara với hai loại tiền là tiền kim loại và tiền giấy.
Mỗi mệnh giá đều mang những thiết kế đặc trưng riêng biệt, phản ánh những nét đẹp văn hóa và tôn vinh giá trị lịch sử. Vậy hiện nay, đồng ringgit đang lưu hành với những mệnh giá nào và có những đặc điểm nổi bật ra sao? Lịch sử và tỷ giá tiền Malaysia, tất tần tật xin được chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu đồng Ringgit và các mệnh giá tiền Malaysia
I. Đồng Ringgit là gì? Lịch sử và tỷ giá tiền Malaysia
Ringgit hay còn được gọi là đô la Malaysia, có ký hiệu là RM và mã tiền tệ là MYR. Đây là đơn vị tiền tệ chính thức và cũng là duy nhất của Malaysia, được phát hành bởi ngân hàng trung ương Negara. Tiền Malaysia còn có một đơn vị nhỏ hơn được gọi là sen (xu), 1 ringgit được chia thành 100 sen.
1. Lịch sử phát triển và hệ thống tiền tệ Malaysia
"Ringgit" trong tiếng Malaysia mang nghĩa là "răng cưa", từ này ban đầu được dùng để mô tả các cạnh răng cưa của những đồng tiền bạc trong thời kỳ thuộc địa. Trên thực tế, trước khi có đồng Ringgit, Malaysia từng trải qua nhiều giai đoạn sử dụng các loại tiền tệ khác nhau.
Sau khi giành độc lập, năm 1967 đồng ringgit đã chính thức ra đời, thay thế cho đồng đô la của xứ Malaysia và Borneo thuộc Anh. Ngân hàng Trung ương Negara Malaysia được giao quyền phát hành và quản lý tiền tệ quốc gia. Lưu hành hai loại tiền là tiền xu và tiền giấy.
Các mệnh giá tiền Malaysia cả tiền xu và tiền giấy đã trải qua nhiều lần thay đổi và cải tiến. Được phát hành với nhiều mệnh giá khác nhau và mỗi mệnh giá đều có những thiết kế đặc trưng riêng biệt.
2. Tỷ giá tiền Malaysia
Bên cạnh thông tin về các mệnh giá tiền Malaysia, tỷ giá MYR cũng là một trong những yếu tố được nhiều người quan tâm. Trên thực tế, tỷ giá tiền Malaysia thường dao động cực kỳ linh hoạt, điều này xuất phát từ chính sách thả nổi có quản lý của chính phủ Malaysia.
Lịch sử phát triển của các mệnh giá tiền Malaysia và tỷ giá MYR
Trong khu vực Đông Nam Á, tỷ giá MYR được đánh giá là tương đối ổn định, tuy nhiên vẫn dễ bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài. Tỷ giá trung bình của tiền Malaysia so với tiền Việt Nam là khoảng 5.692 VNĐ. Hàng ngày, tỷ giá MYR/VND thay đổi liên tục do có nhiều yếu tố tác động.
Để biết chính xác tỷ giá MYR/VND, người dùng nên tham khảo thông tin tại các trang uy tín, trang web của ngân hàng để cập nhật nhanh chóng, chính xác.
II. Các mệnh giá tiền Malaysia kim loại hiện đang được dùng
Tiền xu là phương thức thanh toán quan trọng, được người dân sử dụng phổ biến trong giao dịch nhỏ lẻ hàng ngày hoặc dùng để làm tiền thối. Loạt tiền kim loại hiện đang được dùng thuộc series phát hành lần ba, có chủ đề thiết kế là “Đặc trưng của Malaysia”.
Các mệnh giá tiền Malaysia kim loại hiện đang được dùng với nhiều mệnh giá, bao gồm đồng xu 5 sen, 10 sen, 20 sen và 50 sen. Tất cả các mệnh giá đều được phát hành lần đầu tiên vào năm 2011, mặt trước đều có chung một kiểu thiết kế. Với tên ngân hàng, số mệnh giá, năm đúc tiền và hình quốc hoa của Malaysia.
1. Đồng xu 5 sen
Trong các mệnh giá tiền Malaysia kim loại, 5 sen là đồng tiền có giá trị nhỏ nhất, đường kính chỉ 17,78mm và có khối lượng nhẹ 1,72g. Tiền được làm bằng chất liệu thép không gỉ cứng cáp, mặt sau có 14 chấm tròn, 5 gạch và có hình ảnh dây leo đậu cùng họa tiết vải destar siga truyền thống của người Kadazan-Dusun.
Đồng xu 5 sen Malaysia được đúc bằng chất liệu thép không gỉ
Thiết kế trên đồng xu 5 sen không chỉ mang tính thẩm mỹ cao mà còn gợi lên ý nghĩa sâu sắc về văn hóa và giá trị truyền thống của Malaysia. Đồng tiền này thường được người dân sử dụng để làm tiền thối trong các giao dịch nhỏ lẻ. Tuy nhiên vì mệnh giá thấp nên hiện nay 5 sen thường hiếm khi được dùng.
2. Đồng xu 10 sen
10 sen Malaysia có kích thước 18.80 mm và khối lượng 2.98 g, được đúc bằng chất liệu thép không gỉ. Đồng tiền này được sử dụng trong giao dịch nhỏ lẻ, tuy nhiên cũng khá hiếm xuất hiện trong giao dịch. Mặt sau của đồng tiền 10 sen cũng có 14 chấm tròn và 5 gạch thẳng đan xen.
Ngoài ra, mặt sau đồng xu 10 sen còn có họa tiết đan lát của người Mah Meri. Hình ảnh này được lấy cảm hứng từ kỹ thuật đan lát truyền thống của một nhóm dân tộc bản địa tại Malaysia. Mang ý nghĩa tôn vinh những giá trị văn hóa và di sản phong phú quốc gia.
Đồng xu 10 sen có thiết kế họa tiết đan lát truyền thống của người dân bản địa
3. Đồng xu 20 sen
Đồng xu 20 sen được sử dụng phổ biến trong giao dịch hàng ngày, đóng vai trò là tiền thối cho các giao dịch nhỏ lẻ. Tiền có kích thước 20.60 mm, trọng lượng 4.18 g và được đúc bằng chất liệu hợp kim đồng và niken. Mặt sau đồng tiền 20 sen cũng có 14 chấm tròn và 5 gạch ngang xen kẽ.
Với mệnh giá này, mặt sau của đồng tiền có hình ảnh hoa Nhài - Một loài hoa phổ biến tại Malaysia. Phần nền phía sau hoa nhài là các họa tiết vải truyền thống của người Kadazan-Dusun. Sự kết hợp giữa các hình ảnh tạo nên tổng thể hài hòa và mang ý nghĩa tôn vinh bản sắc dân tộc của Malaysia.
Đồng xu 20 sen Malaysia có hình ảnh hoa Nhài kết hợp với họa tiết vải
4. Đồng xu 50 sen
50 sen là đồng xu lớn nhất trong các mệnh giá tiền Malaysia, đồng xu có kích thước 22.65 mm và nặng 5.66 g. Tiền được đúc bằng hợp kim đồng mạ niken, tạo nên màu vàng đồng đặc trưng. Mặt sau của đồng tiền chỉ có 14 chấm tròn và không có 5 đường gạch thẳng như những mệnh giá khác.
Hình ảnh chủ đạo của mặt sau đồng xu 50 sen là họa tiết dây leo đậu, phần nền là các đường nét mảnh thể hiện tính năng bảo mật, nhằm ngăn chặn việc làm tiền giả. Ngoài ra, điểm đặc biệt của đồng xu 50 sen còn nằm ở phần viền của đồng tiền khi được thiết kế theo kiểu thô, gồ ghề.
Đồng xu 50 sen có thiết kế mặt sau là hình ảnh dây leo đậu
III. Các mệnh giá tiền Malaysia bằng giấy đang lưu hành
Tiền giấy là phương thức thanh toán chủ yếu tại Malaysia, loạt tiền hiện đang sử dụng thuộc series thứ 4, bao gồm 6 mệnh giá là 1 ringgit, 5 ringgit, 10 ringgit, 20 ringgit, 50 ringgit và 100 ringgit.
Mặt trước của tất cả các mệnh giá tiền Malaysia đều có ảnh chân dung của Tunku Abdul Rahman - Vị thủ tướng đầu tiên của Malaysia, ông được coi là cha đẻ của nền độc lập, cha đẻ của đất nước này. Ngoài ra, trên mặt trước còn có hình hoa dâm bụt, là quốc hoa của Malaysia và có phần nền là họa tiết vải truyền thống Songket.
1. Mệnh giá 1 Ringgit
Trong các mệnh giá tiền Malaysia, 1 ringgit là tờ tiền có giá trị nhỏ nhất, thường chỉ được dùng trong giao dịch nhỏ lẻ. Tiền được phát hành lần đầu tiên vào năm 2012, được làm bằng chất liệu polymer và có màu chủ đạo là xanh dương và trắng, kích thước tờ tiền 120 × 65mm.
Mặt sau của tờ tiền mệnh giá 1 ringgit là hình ảnh Wau bulan - Diều mặt trăng. Bên cạnh hoa dâm bụt thì diều mặt trăng cũng là một biểu tượng quốc gia của Malaysia. Nó là một loại diều truyền thống có hình dáng độc đáo, thường được trang trí các họa tiết hoa lá đầy màu sắc.
Tờ tiền mệnh giá 1 ringgit Malaysia được phát hành vào năm 2012
2. Mệnh giá 5 Ringgit
5 ringgit cũng là một tờ tiền có mệnh giá nhỏ trong hệ thống tiền tệ Malaysia. Tờ tiền này cũng được làm bằng polymer và được phát hành lần đầu tiên vào năm 2012. 5 ringgit có kích thước 135 × 65mm và màu sắc chủ đạo là xanh lá cây và trắng.
Mặt sau của tờ tiền là hình ảnh chim mỏ sừng tê giác (Rhinoceros hornbill). Đây là một loài chim lớn đặc trưng của Malaysia, nổi bật với chiếc mỏ dài cong và phần mũ sừng ở trên đỉnh đầu. Hình ảnh này xuất hiện trên tờ tiền 5 ringgit nhằm tôn vinh sự đa dạng sinh thái của đất nước này.
Tờ tiền mệnh giá 5 ringgit có thiết kế tôn vinh sự đa dạng thiên nhiên
3. Mệnh giá 10 Ringgit
Tờ tiền mệnh giá 10 ringgit có kích thước 140 × 65mm và được làm bằng giấy cotton. Tiền có màu sắc chủ đạo là đỏ và được phát hành lần đầu tiên vào năm 2012. Mặt sau tờ tiền 10 ringgit là hình ảnh hoa xác chết (Hoa Rafflesia), đây cũng là loài hoa được mệnh danh là lớn nhất thế giới và đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Tờ tiền mệnh giá 10 ringgit có màu đỏ chủ đạo
4. Mệnh giá 20 Ringgit
20 ringgit là một trong các mệnh giá tiền Malaysia được dùng phổ biến, có kích thước 145 × 65mm và được làm bằng chất liệu giấy cotton. Tiền có màu sắc chủ đạo là màu da cam và được phát hành lần đầu tiên vào năm 2012.
Mặt sau của tờ tiền mệnh giá 20 ringgit là hình ảnh hai loài rùa quý hiếm, bao gồm rùa biển Hawksbill (Đồi mồi) và rùa Da. Đây là hai loài rùa sinh sống tại một số vùng biển của Malaysia. Trong đó, rùa biển Hawksbill đang ở trong trạng thái cực kỳ nguy cấp và cần được bảo tồn.
Tờ tiền mệnh giá 20 ringgit có hình ảnh hai loài rùa quý hiếm
5. Mệnh giá 50 Ringgit
50 ringgit là một trong những mệnh giá được dùng nhiều nhất tại Malaysia và đây cũng là tờ tiền đặc biệt nhất khi có đến 2 phiên bản. Phiên bản mới của tờ 50 Ringgit, không có logo kỷ niệm 50 năm độc lập. Được phát hành chính thức vào năm 2009, sau khi phiên bản đầu tiên gặp một số khó khăn trong việc tương thích với máy rút tiền tự động (ATM).
Tờ tiền 50 ringgit mới có màu xanh lam và xanh lá cây, tiền được làm bằng giấy cotton. Mặt sau của tờ tiền là hình ảnh khắc họa vị thủ tướng đầu tiên của Malaysia - Tunku Abdul Rahman Putra Al-Haj đang thể hiện Tuyên ngôn độc lập của Malaysia. Bên trái là hình cây cọ dầu và không có logo kỷ niệm 50 năm độc lập.
Mệnh giá tiền 50 ringgit được phát hành năm 2009
6. Mệnh giá 100 Ringgit
100 ringgit là tờ tiền lớn nhất trong các mệnh giá tiền Malaysia, được sử dụng phổ biến trong giao dịch hàng ngày. Tờ tiền có kích thước 150 × 69mm và màu chủ đạo là tím, 100 ringgit được phát hành vào năm 2012 và được làm bằng chất liệu giấy cotton.
Mặt sau của tờ tiền 100 ringgit là hình núi Núi Kinabalu và các đỉnh núi đá vôi ở thung lũng Gunung Api. Núi Kinabalu là một trong những ngọn núi cao nhất Đông Nam Á và được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới. Còn những ngọn núi đá vôi là một kỳ quan độc đáo, thể hiện sự đa dạng địa chất của Malaysia.
100 ringgit là mệnh giá lớn nhất trong hệ thống tiền tệ Malaysia
VI. Đổi tiền Malaysia ở đâu uy tín, tránh được tiền giả?
Các mệnh giá tiền Malaysia thường bị làm giả đều là những tờ tiền có giá trị cao như 20, 50 và 100 ringgit. Để tránh việc nhận phải tiền giả, bạn cần chọn địa nơi đổi tiền uy tín, minh bạch và hợp pháp. Đặc biệt, nếu bạn đang có dự định đi du lịch hoặc công tác Malaysia nhưng vẫn chưa biết đổi tiền ở đâu, hãy tham khảo những gợi ý dưới đây.
Tại Việt Nam, không có nhiều ngân hàng giao dịch tiền Malaysia, chỉ có một số ít như ngân hàng Vietcombank, BIDV, ACB, MSB, Public Bank, Sacombank, TPBank, VIB và Hong Leong Bank. Đây đều là những địa chỉ uy tín có dịch vụ trao đổi tiền Malaysia, đảm bảo giao dịch nhanh chóng và giúp bạn tránh khỏi rủi ro tiền giả.
Chọn địa chỉ đổi tiền Malaysia uy tín để tránh rủi ro tiền giả
Ngoài ra, bạn còn có thể đổi tiền Malaysia tại các quầy giao dịch tại sân bay quốc tế. Tuy nhiên, khi đổi tiền tại sân bay, tỷ giá sẽ không tối ưu và thấp hơn nhiều so với khi đổi tại ngân hàng. Do đó, bạn chỉ nên đổi tiền tại sân bay trong trường hợp cần gấp.
Trên đây là thông tin chi tiết về đồng ringgit và các mệnh giá tiền Malaysia, hy vọng rằng bài viết này đã mang đến những thông tin hữu ích. Nếu bạn đang quan tâm đến các giải pháp kiểm đếm tiền tệ, cần mua máy đếm tiền chất lượng cao. Xin vui lòng liên hệ trực tiếp với công ty Bigmart thông qua số hotline: 0896 449 886 để được hỗ trợ nhanh chóng và tận tình nhất về các dòng máy đếm tiền hiện nay.
HỆ THỐNG ĐẠI LÝ VÀ TRUNG TÂM BẢO HÀNH TOÀN QUỐC
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI BIGMART
VĂN PHÒNG TP.HỒ CHÍ MINH
Địa chỉ: 88B đường số 51, Phường 14, Q.Gò Vấp, TP.HCM
Hotline: (028) 73 00 99 73 - 0896 449 886
VĂN PHÒNG HÀ NỘI
Số 105 đường Louis 7 khu đô thị Louis City Hoàng Mai, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai, Hà Nội
ĐT: (024) 73 00 99 73 - 0965 600 737
Email: sale@masu.com.vn
Xem thêm:
Có 0 bình luận